Chào hỏi là một phép lịch sự tối thiểu mỗi khi chúng ta gặp ai đó, tuy nhiên cách chào hỏi của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có những nét khác biệt. Người phương Tây thường thể hiện sự thân thiện bằng cách bắt tay hoặc thơm má, trong khi người Nhật thường cúi chào theo truyền thống của Nhật Bản. Tương tự, người Hàn Quốc cũng có cách chào hỏi đặc biệt theo văn hóa Hàn Quốc. Trong văn hóa giao tiếp, người Hàn Quốc có nhiều cách chào hỏi khác nhau. Sau đây là một số điều cơ bản về văn hoá chào hỏi mà bạn nên biết khi giao tiếp với người Hàn Quốc
Chào hỏi là một phép lịch sự tối thiểu mỗi khi chúng ta gặp ai đó, tuy nhiên cách chào hỏi của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có những nét khác biệt. Người phương Tây thường thể hiện sự thân thiện bằng cách bắt tay hoặc thơm má, trong khi người Nhật thường cúi chào theo truyền thống của Nhật Bản. Tương tự, người Hàn Quốc cũng có cách chào hỏi đặc biệt theo văn hóa Hàn Quốc. Trong văn hóa giao tiếp, người Hàn Quốc có nhiều cách chào hỏi khác nhau. Sau đây là một số điều cơ bản về văn hoá chào hỏi mà bạn nên biết khi giao tiếp với người Hàn Quốc
Thông thường người Hàn chào nhau bằng cách cúi đầu kèm theo lời chào. Cụ thể:
Ở xã hội hiện đại, người Hàn Quốc cũng thường bắt tay trong các mối quan hệ xã giao. Và chúng ta có thể thực hiện cùng lúc hai hành động bắt tay và cúi chào. Cách chào này chủ yếu thường dùng trong quan hệ công việc, ngoại giao, kinh doanh. Khi bắt tay, người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn sẽ chủ động đưa tay ra trước. Người có địa vị hoặc tuổi tác thấp hơn không chủ động yêu cầu bắt tay và thường thực hiện động tác cúi chào kèm với hành động bắt tay. Có một điều đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc đó là người phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước. Bởi vì, có đôi khi họ nghĩ rằng người đàn ông bắt tay là hành động quấy rối, xâm hại người khác.
Cách chào hỏi truyền thống của người Hàn Quốc là cúi lạy. Cúi lạy là cách chào được thực hiện trong một số dịp đặc biệt như các ngày lễ tết, kết hôn, khi lâu ngày gặp lại người lớn tuổi trong gia đình hoặc trong các dịp giỗ chạp... Đây là hình thức chào hỏi rất kính cẩn và có quy tắc thực hiện khác nhau tùy theo giới. Thông thường, nam giới cúi lạy ngay từ đầu với hai tay giơ cao ngang ngực, tay trái đặt lên tay phải. Người phải cúi thấp với tư thế quỳ gối cả hai chân cho đến khi trán chạm vào hai bàn tay úp xuống nền và mông chạm vào bàn chân. Trong khi đó nữ giới bắt đầu cúi lạy với tư thế tay phải đặt trên tay trái giơ ngang ngực, sau đó, quỳ một chân để cúi xuống một góc 45 độ với hai tay trống xuống nền.
Trên đây là tổng hợp các quy tắc chào hỏi của người Hàn Quốc, nếu bạn đang có ý định sang du học, làm việc tại quốc gia này thì đừng quên bỏ túi ngay nét văn hóa này. Chắc chắn bạn sẽ được họ yêu quý ngay từ lần gặp đầu tiên đấy.
--------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về chi phí du học Hàn Quốc hoặc thắc mắc về thủ tục, hồ sơ,… các bạn học sinh vui lòng liên hệ với Công ty Nguồn Sáng Mới qua hotline 039-505-2750 hoặc 093-275-2750 để được tư vấn miễn phí.
Việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép giúp xây dựng nền tảng cho cách cư xử của trẻ khi trưởng thành. Không chỉ vậy, việc này còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, bao gồm việc kết bạn và tương tác với thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần chú ý và hướng dẫn trẻ thực hành thường xuyên.
Lời chào lễ phép đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là bước khởi đầu cho việc phát triển các kỹ năng trò chuyện cơ bản, cũng như tạo dấu ấn về con trong tâm trí của những người khác. Khả năng của một đứa trẻ thể hiện bản thân trước mặt người khác không chỉ giúp đánh giá cách giáo dục trong gia đình, mà còn ảnh hưởng đến cách mà người khác nhìn nhận về con trẻ.
Hơn nữa, việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép từ khi còn nhỏ giúp tạo cho trẻ sự tự tin trong giao tiếp xã hội. Những đứa trẻ sẽ biết cách để trở nên lịch sự, tự tin và biết cách ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh. Điều này là một trong những kỹ năng quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến con trong suốt quá trình lớn lên.
Cha mẹ nên khích lệ con thực hiện việc chào hỏi lễ phép hàng ngày thông qua việc tạo ra các tình huống giả định trong gia đình. Cùng con thực hành bằng cách chào hỏi khi gặp ông bà, họ hàng, thầy cô và bạn bè.
Cha mẹ cần hướng dẫn con một cách rõ ràng và chi tiết về cách chào hỏi lễ phép. Họ có thể cung cấp cho con các cụm từ đơn giản và ngắn gọn để sử dụng trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
Cha mẹ cần giải thích cho con biết tầm quan trọng của việc chào hỏi lễ phép và tại sao nó là một thói quen quan trọng. Họ có thể nói với con rằng việc chào hỏi giúp con được người khác yêu mến, tạo mối quan hệ tốt hơn và phản ánh cách giáo dục tốt của gia đình.
Có nhiều lý do khiến trẻ không muốn chào hỏi lễ phép với người khác, và việc cha mẹ hiểu và giải quyết vấn đề này là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Điều quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu rõ lý do mà con không muốn chào hỏi lễ phép và kiên nhẫn giúp đỡ con khắc phục vấn đề thay vì chỉ mắng mỏ.
Cha mẹ cũng cần dạy con cách ứng xử khi gặp người lạ bằng ánh mắt. Việc này giúp con cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng thích nghi trong các tình huống giao tiếp.
Cha mẹ cần hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn, không gắt gỏng hoặc trách móc khi con không thể thực hiện đúng. Thay vào đó, hãy tạo điều kiện cho con tiếp thu và thích nghi với việc chào hỏi. Dần dần, con sẽ trở nên tự tin hơn và biết cách chào hỏi lễ phép.
Việc cúi chào không chỉ là thói quen mà còn được coi là một nghi thức dành riêng của người Hàn Quốc, khi gặp người khác việc cúi chào được thực hiện khá tự nhiên. Tuy nhiên, người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc thường cảm thấy bối rối, không biết cách cúi chào và khi nào cần cúi chào?
Cách chào hỏi này thường được người Hàn Quốc thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ. Đối với người có vị trí xã hội hoặc tuổi tác cao hơn, người Hàn Quốc thường chào kính cẩn bằng cách cúi đầu xuống từ 15 đến 45 độ và giữ nguyên trạng thái này trong khoảng 2 đến 3 giây. Việc cúi đầu càng thấp để chào, càng thể hiện lòng chân thành và sự kính trọng đối phương. Cách chào cúi gập người một góc 90 độ được thấy trong trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc cũng có thể hiểu như một hành động xin lỗi hoặc cảm ơn chân thành đến một người khác. Đây là mức độ thể hiện sự kính cẩn, chân thành và trang trọng nhất của cách chào cúi đầu. Ngoài ra, ngày nay người Hàn Quốc thường sẽ vẫy tay nhau thay vì cúi chào đối với những người trong quan hệ bạn bè, thân thiết, giống nhiều quốc gia khác.
Tư thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc cúi chào của người Hàn Quốc. Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau. Bạn phải để tay áp sát người, không chắp tay trước ngực, mặt cúi xuống và không được vừa cúi đầu vừa ngước mắt nhìn người đối diện.
Bạn phải nhớ rằng luôn phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Ngoài ra trong văn hóa chào hỏi thì việc cúi đầu cũng được người Hàn Quốc thực hiện khi trao đổi danh thiếp với nhau trong công việc hay trong đời sống hàng ngày. Khi trao đổi danh thiếp, người Hàn cũng cúi đầu đưa bằng hai tay và nhận lại cũng nhận danh thiêp lại bằng hai tay từ người khác.