The server name is not supported.
The server name is not supported.
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ngọc Thạch
Năm Quý Mão (1843), tại trường thi Hương Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài và được một nhà nho hứa gả con gái cho ông. Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học để chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849). Nhưng khi nghe tin mẹ mất (1848) tại Gia Định, là con trưởng trong gia đình, không thể ở lại Huế chờ khoa thi, đầu năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê chịu tang mẹ. Trên đường trở về một phần vì thương khóc mẹ, phần vì vất vả do thời tiết thất thường, Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng khi đến Quảng Nam. Trong thời gian chữa bệnh tại nhà một thầy thuốc dòng dõi ngự y, Nguyễn Đình Chiểu đã học được nghề thuốc; đáng tiếc dù bệnh tình đã khỏi nhưng để lại di chứng khiến Nguyễn Đình Chiểu mù cả hai mắt khi tuổi đời còn rất trẻ.
Bị tật nguyền, đường công danh dang dở, hôn thê bội ước, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu khuất phục trước số phận. Sau khi mãn tang mẹ, với vốn kiến thức sẵn có từ y học đến Nho giáo ([1]), Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định), tiếp tục nghiên cứu nghề làm thuốc, bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu sáng tác thơ văn và tiếng thơ của ông vang khắp Lục tỉnh với truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng - Một tác phẩm mang tính chất tự truyện của tác giả. Rất mến phục và thông cảm sâu sắc với cảnh ngộ của thầy, một người học trò của Nguyễn Đình Chiểu là Lê Tăng Quýnh làng Thanh Ba, Cần Giuộc đã xin với gia đình gả em gái thứ năm là Lê Thị Điền cho người thầy của mình.
Du khách tham quan và thắp hương khu mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ánh Nguyệt
Năm 1859, sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ tại làng Thanh Ba (Cần Giuộc). Tại đây, Nguyễn Đình Chiểu gắn bó với nghĩa quân yêu nước, ông thường xuyên thư từ liên lạc với những người lãnh đạo nghĩa quân. Thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn thành tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu. Và cũng trong thời gian này, ông đã viết bài văn tế nổi tiếng “Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn” (tức “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”). Ngày 14-12-1861, quân Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, Tân An, Gò Công.
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn cho Pháp. Là một trong những người khởi xướng phong trào “tị địa” bất hợp tác và không sống trong vùng đất Pháp chiếm, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia quyến rời Cần Giuộc về Ba Tri, Bến Tre và sống ở đây cho đến cuối đời. Trong thời gian sống ở Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu cùng với Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt… sáng tác thơ văn hiệu triệu anh hùng nghĩa sĩ đứng lên cứu nước và vạch mặt sự xấu xa của bọn nho sĩ đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường.
Biết Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong nhân dân nên Chánh tham biện Bến Tre Michel Ponchon (Misen Pông-sông) tìm mọi cách mua chuộc ông. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu một mực cự tuyệt và khi hắn nêu ý định trả đất cho ông, ông thẳng thừng trả lời: “Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì”. Câu nói ấy là bằng chứng xác thực nhất về phẩm chất yêu nước, thanh cao, không màng danh lợi của nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Chiểu.
Trưng bày sách về cuộc đời và sự nghiệp cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP. Bến Tre. Ảnh: Ánh Nguyệt
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất. Nỗi đau thêm chồng chất, bệnh tình Nguyễn Đình Chiểu ngày càng trầm trọng. Trong những ngày cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo thanh bạch với sự yêu thương đùm bọc của nhân dân. Ngày 3-7-1888 (tức ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý) Nguyễn Đình Chiểu qua đời trong một căn nhà nhỏ tại làng An Bình Đông (gần chợ Ba Tri, thuộc Thị trấn Ba Tri ngày nay), thọ 66 tuổi. Nhân dân, bạn bè, học trò và con cháu đưa tang ông rất đông, khăn tang trắng cả cánh đồng An Bình Đông (nay là An Đức) nơi ông yên nghỉ cuối cùng.
Nguyễn Đình Chiểu đã sống một cuộc đời theo đạo nghĩa, trong biến loạn vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy giáo, thầy thuốc mẫu mực, ông còn là nhà thơ yêu nước điển hình, có quan niệm văn chương nhất quán, dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Mỗi vần thơ đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi và bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước.
Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)
- Ngày sinh: sinh năm 1910, mất năm 1942
- Quê quán: Nguyên quán của ông là tại Hà Nội
- Gia đình: sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái)
Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con... Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.
Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.
Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thạch Lam
Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tác phẩm gồm có:
Thạch Lam có tác phẩm truyện ngắn Hai đứa trẻ đã được in vào SGK ngữ văn 11, tập một và được in vào SGK lớp 10 tập một theo chương trình mới từ năm 2022.
+ là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại
+ đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam
• Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật
• Cốt truyện đơn giản thuộc loại truyện không có truyện
• Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
• Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ
• Giọng văn trầm lắng nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ
• Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập Thạch Lam
d. Tóm tắt văn bản Dưới bóng hoàng lan
“Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…
e. Bố cục văn bản Dưới bóng hoàng lan
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga
- Đoạn 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.
- Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ
- Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn tài hoa, độc đáo của Thạch Lam. Ở Hai đứa trẻ chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình
- Phần 1(từ đầu đến cười khanh khách): cảnh phố huyện lúc chiều xuống
- Phần 2 (tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): cảnh phố huyện về đêm
- Phần 3 (còn lại): cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện
Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An . Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa, Liên cảm thấy lòng man mác buồn. Xung quanh chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Sẩm.... Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
- Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ
- Sự tinh tế của tác giả khi ông tả tâm trạng và quang cảnh phố huyện qua cách tạo dựng không khí kể chuyện của Thạch Lam
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản năm 1937.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
d. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
e. Tóm tắt tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
Mùa đông đến, mẹ Sơn mặc áo cho Sơn và ba mẹ con cùng nhớ về người em gái đã mất… Sơn quay đi quay lại để mẹ ngắm áo. Hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi với lũ bạn. Lũ bạn của Sơn ăn mặc rách rưới, da thịt thâm tím, run lên, hai hàm răng đập vào nhau khi cơn gió lùa đến. Còn cái Hiên chỉ mặc một manh áo rách tả tơi. Sơn động lòng thương, lại gần chị Lan thì thầm. Rồi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên. Hai chị em Sơn sợ bị mẹ đánh nên mãi đến chập tối mới dám về nhà. Rồi mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay tiền về may áo cho con. Cuối cùng, mẹ Sơn nhẹ nhàng ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
g. Bố cục tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
- Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
- Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
- Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.
h. Giá trị nội dung tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
- Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác.
- Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;