Với hương vị hấp dẫn khó quên, món bánh tráng trộn được rất nhiều người yêu thích và cũng khiến không ít người tò mò tại sao nó lại nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Tương Việt Hoa Sen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Với hương vị hấp dẫn khó quên, món bánh tráng trộn được rất nhiều người yêu thích và cũng khiến không ít người tò mò tại sao nó lại nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Tương Việt Hoa Sen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cách nói địa chỉ nhà trong tiếng Trung có trật tự sắp xếp ngược so với tiếng Việt. Do đó khi nói địa chỉ bằng tiếng Trung ta cần nói theo thứ tự sau:
Ví dụ: 河内市青春郡梁世荣街68巷 211 号:Hénèi shì Qīngchūn jùn Liáng Shìróng jiē 68 xiàng 211 hào:Nhà số 211 ngõ 68 đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trên đây là tên các con phố, quận huyện tại Sài Gòn bằng tiếng Trung. Hi vọng Thanhmaihsk đã cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích khi học tiếng Trung.
Theo lời một số người Sài Gòn, trước giải phóng, ở thành phố có hai quán ăn nổi tiếng chuyên bán “chả cá Hà Nội”. Sau năm 1975, hai quán ăn này vắng bóng. Vào khoảng năm 1986, một số người sành ăn bắt đầu mách nhau về món chả cá Hà Nội tại một quán ăn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Chủ nhân của quán vốn là người Hà Nội chính gốc. Nhà hàng này còn được nhà báo Mary Ann Tagle giới thiệu trên tạp chí Saveur như một địa chỉ du lịch ẩm thực đáng tin cậy. Đài truyền hình của Nhật Bản cũng làm phóng sự về quán. Sau 16 năm, nay quán đã dời sang đường Trần Nhật Duật (phường Tân Định, quận 1).
Có thể nói, phần lớn du khách tìm đến quán không đơn thuần là tìm một món ăn, mà họ đến để thưởng thức cả một không gian văn hóa, một hương vị, một hoài niệm về Hà Nội.
Ngoài món chả cá, còn rất nhiều món ăn dân dã của Hà Nội giờ lại trở thành những món ăn đặc sản tại các nhà hàng. Giới công chức, doanh nhân thường thích gặp gỡ nhau ở nhà hàng Dáng Xưa (đường Cao Thắng, quận 3) để tìm không khí và hương vị của những món ăn Bắc.
Không chỉ có những món ăn đặc sản, những món ăn được người Hà Nội coi như những món quà vặt cũng không thiếu ở đất Sài Gòn. Quán bánh cuốn Tây Hồ ở góc đường Đinh Tiên Hoàng làm ăn phát đạt cả chục năm nay, sáng nào cũng đông nghẹt khách. Ở đây, người ta đã quen với cảnh khách quen trở thành bạn của nhau gọi nhau í ới. Món cà cuống nguyên chất ở đây được tính giá theo từng giọt.
Trên đường Nguyễn Văn Giai lại nổi tiếng với quán chỉ bán độc một món: ốc bươu nhồi thịt. Quán chỉ mở cửa từ 4 giờ chiều, với một mặt tiền rất nhỏ. Khách ở đây cũng lai rai, đủ loại, lúc thì một cặp nam thanh nữ tú, có khi là một chị mua về đãi cả nhà, thi thoảng có dăm anh công nhân tan tầm ghé chỉ để ăn ốc và tán chuyện tào lao chứ không nhậu… Từ một gánh ốc bên đường, đến nay, bà chủ đã xây nhà ba tấm, gánh ốc được thay bằng xe tủ kính sạch sẽ và vệ sinh.
Những người Hà Nội xa xứ đôi khi nhớ món bánh rán nóng nhân đậu, hoặc bát rượu nếp (cơm rượu) gợi nhớ món ăn “giết sâu bọ” trong dịp Tết Đoan Ngọ giữa năm của người Bắc vừa bùi vừa ngọt lại trở thành khách quen của bà cụ ở góc Lý Chính Thắng – Trần Quốc Thảo. Chỉ với một chiếc bàn gỗ trên lề đường, bà bán các món quà Hà Nội như: bánh rán, bánh gai, bánh giò, rượu nếp… suốt 20 năm nay. Quê bà ở Gia Lâm (Hà Nội), thuở nhỏ từng theo mẹ bán bánh dạo trên tuyến tàu hỏa Bắc - Nam. Giờ đây đã gần 60 tuổi nhưng đêm đêm bà vẫn tự tay nhào bột. Từ các món quà vặt, con cái bà giờ đã trưởng thành, muốn mẹ nghỉ ngơi, nhưng bà vẫn cứ bán bánh như một niềm vui.
Hương vị của món ăn Bắc dường như đã lây lan sang nhiều thực khách chính gốc Nam Bộ. Từ nhu cầu có thực, ở một vài con đường đã hình thành những khu bán thực phẩm đặc sản Hà Nội được chuyển thẳng bằng máy bay mỗi ngày như: Pasteur, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bỉnh Khiêm, chợ Ông Tạ, chợ Tân Sơn Nhất…
Dưới vô vàn các loại món ăn đường phố, có lẽ món bánh tráng trộn vẫn là món ăn vặt ưa thích của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên bởi hương vị ngon đặc biệt cùng giá thành phải chăng.
Tuy nhiên, cũng hiếm ai biết được rằng nguồn gốc của bánh tráng trộn chính là của người dân Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh. Vốn là một vùng đất có truyền thống làm bánh tráng phơi sương nổi tiếng, tại đây nghề làm bánh tráng đã có từ thế kỷ 18 khi theo chân cha ông ở vùng Ngũ Quảng, Bình Định vào Tây Ninh lập ấp khai hoang.
Có nhiều truyền thuyết kể rằng nguồn gốc của loại bánh này từ chính câu chuyện người chồng để quên bánh tráng ngoài trời. Sau đó, dưới thời tiết sương xuống bánh tráng cũng thấm đẫm hơi sương, hai vợ chồng này tiếc công nên lấy về ăn và thấy rất ngon nên từ đó bánh tráng phơi sương phát triển.
Và cái tên bánh tráng trộn bắt nguồn chính từ bánh tráng phơi sương. Mới đầu người dân tận dụng những mảnh vụn bánh tráng khi phơi, rồi ngẫu hứng trộn cùng sa tế, muối tôm Tây Ninh, hành phi để ăn vặt cùng gia đình khi rảnh rỗi. Ấy thế mà hương vị đem lại rất ngon và đặc biệt nên dần dần sau khi được nhiều người biết đến, bánh tráng trộn trở là cái tên không thể thiếu của khắp mặt trận ăn vặt của giới trẻ.
Bánh tráng trộn Sài Gòn đúng chất phải làm từ miếng bánh tráng đã được phơi sương, cắt nhỏ từng sợi. Bánh sẽ được trộn chung với xoài xanh bào sợi, rau răm cắt nhuyễn, muối tôm Tây Ninh và vắt nước tắc vào. Thêm vào bịch bánh tráng một chút mỡ hành được phi thật thơm với đậu phộng, tép rang để tăng hương vị. Ngoài ra, món ăn này sẽ mất ngon nếu thiếu trứng cút và sợi khô bò khô. Tùy theo khẩu vị mà người làm sẽ cho nhiều hoặc ít sa tế hoặc có thể là tương ớt.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được chút vị đặc trưng của rau răm và ngọt dai của khô bò, hòa quyện cùng mùi thơm sợi bánh tráng, trứng cút bùi ngậy, vị cay nồng của sa tế hoặc bạn có thể kết hợp cùng tương ớt gói 6g nhà Tương Việt Hoa Sen.
Xem thêm: Tương ớt gói 6g - gói nhỏ siêu tiện lợi
Thời gian sau này, khi bánh tráng trộn phổ biến và “làm mưa làm gió” trong giới trẻ, nhiều người còn cho thêm nguyên liệu khác để làm tăng thêm mùi vị cho món ăn. Ví dụ như nước khô bò được chan vào để tăng độ đậm đà, hay trứng cút chuyển sang trứng gà luộc,…
Khi các bạn ở tỉnh khác mà có dịp vào Sài Gòn thì chắc chắn phải trải nghiệm ngay món bánh tráng trộn này, một khi đã ăn rồi thì lại muốn ăn thêm nữa. Món ăn hấp dẫn bởi cái sự dai dai của bánh tráng, chua chua ngọt ngọt của xoài xanh, đậm vị dai sựt sựt của bò khô ăn bắt miệng cộng thêm vị đặc trưng của rau răm cùng vị cay nồng của muối tôm, trứng cút thì béo béo bùi hòa quyện tạo nên một thứ hương vị gây nghiện khó mà có thể cưỡng lại được. Ở nhiều gánh, bạn có thể yêu cầu các cô/chú trộn thêm nem, tré hay khô bò, khô mực,.. tạo nên hương vị phong phú. Ngoài bánh tráng trộn đặc trưng ra thì người Sài Gòn còn tạo ra nhiều kiểu bánh tráng biến tấu đa dạng phong phú vô cùng ngon và hấp dẫn như: bánh tráng cuốn tôm hành, bánh tráng chấm muối tôm sa tế với nước tắc, bánh tráng tẩm dầu hành.
Tùy các nơi khác nhau mà giá bán khác nhau, nhưng giá một phần bánh tráng trộn rất rẻ trung bình khoảng 10.000 - 30.000/bịch tùy theo số lượng và topping bạn muốn thêm bao nhiêu.
Trên đây là bài viết mà Tương Việt Hoa Sen muốn chia sẻ đến bạn về món bánh tráng trộn giữa lòng Sài Gòn đã hơn 20 năm, chiều chiều mát mẻ hãy rủ ngay lũ bạn làm vài bịch tráng trộn thơm ngon hấp dẫn kết hợp cùng tương ớt gói 6g nhà Tương Việt Hoa Sen vừa thưởng thức vừa trò chuyện nhé!
Để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn sản phẩm liên hệ với chúng tôi qua:
Hồ Chí Minh được mệnh danh là thành phố không ngủ của Việt Nam. nơi đây cũng có quận 5 và nhiều địa điểm khác được người Hoa lựa chọn sinh sống. Vậy bạn biết cách nói tiếng Trung địa chỉ và đường phố trong Sài Gòn không? Hôm nay hãy cùng tự học tiếng Hoa tìm hiểu chủ đề tên quận huyện Sài Gòn tiếng Trung là gì nhé. Mở rộng cho kho từ vựng tiếng Trung của mình ngay nha!