Gara Oto 79 Hải Dương

Gara Oto 79 Hải Dương

CÔNG TY CAM KẾT LUÔN ĐÁP ỨNG MỌI ĐƠN HÀNG THEO MONG MUỐN CỦA CÁC BẠN LAO ĐỘNG,THEO KHU VỰC,THEO CÔNG VIỆC.THỜI GIAN ĐI NHANH NHẤT,CHI PHÍ RẺ NHẤT KHI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CÔNG TY.CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:0968047606

CÔNG TY CAM KẾT LUÔN ĐÁP ỨNG MỌI ĐƠN HÀNG THEO MONG MUỐN CỦA CÁC BẠN LAO ĐỘNG,THEO KHU VỰC,THEO CÔNG VIỆC.THỜI GIAN ĐI NHANH NHẤT,CHI PHÍ RẺ NHẤT KHI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CÔNG TY.CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:0968047606

Thông tin liên hệ Gara ô tô Thăng Long

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI Ô TÔ THĂNG LONG

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

1. Nghị định này quy định thủ tục đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; việc mời người nước ngoài vào Việt Nam của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm và việc phối hợp công tác của các cơ quan chức năng của Nhà nước.

2. Nghị định này cũng áp dụng đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Việc người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam được thực hiện theo quy định tại văn bản khác.

Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại được quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu của người nước ngoài. Những trường hợp sau đây được cấp thị thực rời kèm theo hộ chiếu:

a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu mới;

b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với Việt Nam;

c) Vì lý do an ninh hoặc lý do ngoại giao.

2. Giá trị và thời hạn của thị thực:

a) Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại các cơ quan nước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi;

b) Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời.

3. Khi thị thực hết hạn, nếu người mang thị thực có nhu cầu tiếp tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực mới.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời người nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh), gồm:

a) Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc;

b) Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan trực thuộc;

d) Cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng;

đ) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

e) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam;

g) Chi nhánh các công ty nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài đặt tại Việt Nam;

h) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

i) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;

k) Người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.

2. Việc mời người nước ngoài của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với chức năng của mình hoặc giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam, người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú từ 6 tháng trở lên được mời người nước ngoài vào Việt Nam để thăm viếng.

1. Cơ quan được giao chủ trì đón khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi văn bản thông báo việc mời, đón khách nước ngoài tới Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho khách mời nói trên, đồng thời thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an biết.

Đối với người nước ngoài vào làm việc tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi, thì các cơ quan trên gửi văn bản thông báo việc mời, đón khách nước ngoài tới Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trước khi thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, nếu phát hiện người nước ngoài thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao biết.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc khoản 1 Điều này gửi văn bản thông báo hoặc đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản. Nếu phát hiện người nước ngoài thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài biết.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh thì gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Những trường hợp xin cấp thị thực tại cửa khẩu vì lý do khẩn cấp thì văn bản đề nghị phải được gửi chậm nhất 12 giờ trước khi người nước ngoài đến cửa khẩu.

1. Trong những trường hợp sau đây, việc mời người nước ngoài vào Việt Nam của cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này phải được sự đồng ý của các cơ quan chức năng của Chính phủ:

a) Vào hoạt động tôn giáo phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ; vào hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc phải được sự đồng ý của ủy ban Dân tộc và Miền núi;

b) Vào hoạt động thông tin, báo chí phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Khi gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan, tổ chức phải gửi kèm theo ý kiến đồng ý của cơ quan chức năng nêu tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

1. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài đến nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; đối với người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời thông báo cho người nước ngoài nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở cửa khẩu.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp thị thực cho người nước ngoài ngay khi nhận được đơn xin thị thực và ảnh.

2. Người nước ngoài xin thị thực để nhập cảnh Việt Nam nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón thì nộp đơn xin thị thực và ảnh tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và được cơ quan này xem xét, cấp thị thực có giá trị 15 ngày.

Việc xem xét, cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đơn và ảnh.

1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài từ chối cấp thị thực đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh.

Đối với những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài từ chối cấp thị thực theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an không cho nhập cảnh đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh.

3. Trường hợp không cho nhập cảnh vì lý do phòng, chống dịch bệnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thực hiện theo thông báo của Bộ Y tế.

1. Toà án, cơ quan thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên quyết định cho xuất cảnh đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

1. Người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời để đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tại văn bản đề nghị khi làm thủ tục theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời thì đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam tại đơn xin cấp thị thực.

3. Người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì mục đích và thời hạn cư trú tại Việt Nam phải phù hợp theo điều ước quốc tế đó. Những người thuộc diện này thực hiện việc đăng ký địa chỉ cư trú khi làm thủ tục khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

1. Người nước ngoài không được cư trú ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).

Người nước ngoài có nhu cầu vào khu vực biên giới phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực đó.

2. Người nước ngoài không được vào khu vực có cắm biển cấm đi lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Người nước ngoài có nhu cầu vào khu vực có cắm biển cấm đi lại phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan trực tiếp quản lý khu vực đó.

1. Người nước ngoài xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Hồ sơ gồm:

a) Ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định;

Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài nêu tại khoản này.

2. Người nước ngoài xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ gồm:

a) Ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định;

b) Lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân;

c) Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam;

d) Giấy tờ chứng minh người xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh;

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài nêu tại khoản này.

3. Đối với người nước ngoài được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp Thẻ thường trú; trường hợp không được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú biết.

4. Định kỳ 3 năm 1 lần, người nước ngoài thường trú phải trình diện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi trình diện phải xuất trình Thẻ thường trú và nộp ảnh để được đổi thẻ mới. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện ngay việc cấp đổi thẻ mới, miễn phí.

1. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu quốc tế cho người nước ngoài nhập cảnh như sau:

a) Đối với người mang thị thực thì cấp chứng nhận tạm trú phù hợp với thời hạn giá trị của thị thực;

b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì cấp chứng nhận tạm trú theo thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó;

c) Đối với quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN thì cấp chứng nhận tạm trú thời hạn 30 ngày.

2. Người mang Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không được cấp chứng nhận tạm trú.

1. Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại khách sạn, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài (kể cả khu nhà ở của ngoại giao đoàn) phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn hoặc người quản lý khu nhà ở. Chủ khách sạn, người quản lý khu nhà ở có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại nhà riêng công dân phải trực tiếp hoặc thông qua chủ nhà khai báo tạm trú với Công an phường, xã nơi tạm trú. Công an phường, xã có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Việc cấp Thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực cho người nước ngoài:

a) Đối với người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự vào làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi thì cơ quan nơi người đó làm việc có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao. Trường hợp xin cấp Thẻ tạm trú phải nộp kèm theo ảnh.

b) Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có văn bản đề nghị gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp xin cấp Thẻ tạm trú phải nộp kèm theo ảnh.

2. Người nước ngoài xin chuyển đổi mục đích tạm trú phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam làm thủ tục đề nghị với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho người nước ngoài được chuyển đổi mục đích tạm trú có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Đối với người được phép chuyển đổi mục đích tạm trú, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp thị thực mới phù hợp với mục đích chuyển đổi.

Người nước ngoài xin chuyển đổi mục đích tạm trú để làm việc chính thức tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao.

3. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thuộc trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nếu cần tạm trú quá thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà thời hạn tạm trú phải kéo dài thêm thì được cơ quan có thẩm quyền gia hạn tạm trú với thời hạn phù hợp và được miễn làm thủ tục xin cấp thị thực.

Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

1. Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính;

2. Phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự;

3. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của việc thi hành quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an quyết định:

1. áp dụng biện pháp quản lý, giám sát hoặc tạm giữ hành chính người bị trục xuất trong thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất theo quy định của pháp luật;

2. Cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất;

3. Các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành quyết định trục xuất theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an được phép tạm hoãn thực hiện trục xuất người nước ngoài trong phạm vi không quá 24 giờ theo thời hạn quy định tại quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an, trong những trường hợp sau:

1. Có quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án từ cấp tỉnh trở lên về việc chưa cho người bị trục xuất xuất cảnh;

2. Người bị trục xuất đang trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch, không thể xuất cảnh được;

3. Vì lý do thời tiết, lý do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng khác, không thể thực hiện trục xuất.

Nếu việc tạm hoãn trục xuất quá 24 giờ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định trục xuất; chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an trong thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất;

2. Nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi Việt Nam đúng thời hạn;

3. Tự chịu chi phí cho việc xuất cảnh.

TRÁCH NHIỆM, VIỆC PHỐI HỢP CÔNG TÁC CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN MỜI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, văn bản của Chính phủ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

2. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

5. Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

6. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực; cấp, gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ chứng nhận tạm trú, Thẻ tạm trú, Thẻ thường trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam (trừ trường hợp do Bộ Ngoại giao thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định này);

7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ban hành các mẫu đơn và giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; quản lý thống nhất các mẫu đơn và giấy tờ đó.

1. Hướng dẫn các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các quy định liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế về miễn thị thực với các nước, tham gia các điều ước quốc tế khác liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài;

5. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

6. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực; cấp, gia hạn, sửa đổi, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự vào làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi.

1. Kiểm soát, kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại các cửa khẩu quốc tế do Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) quản lý.

2. Thực hiện cấp thị thực, chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu quốc tế do Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) quản lý theo uỷ quyền và hướng dẫn của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.

1. Hướng dẫn người nước ngoài xin nhập cảnh Việt Nam các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài;

3. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

4. Cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các loại thị thực tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.

1. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy định về việc phối hợp công tác giữa cơ quan Công an với các cơ quan khác của Nhà nước của địa phương trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa phương mình.

2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa phương.

1. Bảo đảm mục đích nhập cảnh, gồm:

a) Đăng ký với cơ quan chức năng dự kiến nội dung, chương trình hoạt động của người được mời trước khi người đó nhập cảnh;

b) Quản lý hoạt động của người được mời, đảm bảo thực hiện đúng nội dung, chương trình đã đăng ký;

c) Làm các thủ tục liên quan đến hoạt động tại Việt Nam của người được mời theo quy định của pháp luật.

2. Cộng tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố phát sinh đối với người nước ngoài, gồm:

a) Tham gia xử lý và khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tai nạn hoặc những phức tạp khác phát sinh liên quan đến người được mời theo yêu cầu của cơ quan chức năng;

b) Thông báo kịp thời cho cơ quan công an về những hoạt động của người được mời liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

a) Chi phí hoặc bảo lãnh tài chính trong trường hợp người được mời không có khả năng tài chính tại chỗ để thanh toán các chi phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Thanh toán với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cước phí fax hoặc điện báo ra cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để cấp thị thực cho người nước ngoài.

1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định sau đây:

Nghị định số 04/CP ngày 18 tháng 01 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam;

Nghị định số 17/CP ngày 30 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều khoản trong Nghị định số 04/CP ngày 18 tháng 01 năm 1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam;

Những quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam tại Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 01 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ; Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; Nghị định số 76/CP ngày 06 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 3 năm 1995 về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, thương binh và xã hội.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội;

Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác;

Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

b) Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;

b) Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

c) Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;

d) Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề;

Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề;

Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề;

b) Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;

c) Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề.

8. Về thương binh, liệt sỹ và người có công:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;

Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ;

b) Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh và người có công.

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ :

Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;

Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo;

Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.

10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;

Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

ư13. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.

16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, thương binh và xã hội.

17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.

19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước :

9. Cục Quản lý lao động ngoài nước;

11. Cục Thương binh - Liệt sỹ và người có công;

12. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ :

1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội;

2. Viện Khoa học Chỉnh hình - Phục hồi chức năng;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp hiện có trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 2003.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 96/CP ngày 07 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.