Phụ Cấp Nghề Y Tế

Phụ Cấp Nghề Y Tế

Bộ Y tế thông tin 6 nội dung giải đáp về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy định tại Nghị định 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan khác.

Bộ Y tế thông tin 6 nội dung giải đáp về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy định tại Nghị định 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan khác.

Về đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP:

Thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị: "điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% lên mức 100%", Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, theo đó quy định tại Điều 1 như sau:

"7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 1/1/ 2022 đến hết ngày 31/12/2023:

"- Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3."

Như vậy, đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 100% theo quy định tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP là viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế đã và đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức từ 40% - 70% quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP (Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC).

- Các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 05/2023/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập (như truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình; viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế,....).

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định: "Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở). Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định: "người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức"; do vậy, không còn người làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg tại Trạm Y tế xã.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định: "Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất".

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP quy định:"Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó".

Như vậy, trong thời gian từ 01/01/2022 đến nay, viên chức đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP nếu thuộc đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề (100%) quy định tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP thì được truy lĩnh phần chênh lệch với mức phụ cấp ưu đãi nghề đã hưởng.

Đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và khoản 4, 5, 6 Điều 36 Luật Viên chức: "Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ"./.

Báo Đắk Lắk nhận được phản ánh của một số cán bộ đang công tác tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Cư M’gar phản ánh về việc phải trích lại 10% chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức đang công tác tại các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, ngày 15/2/2023 của Chính phủ (Nghị định 05).

Theo phản ánh của một số cán bộ TTYT huyện Cư M’gar, sau thời gian vất vả chống dịch COVID-19, họ rất phấn khởi khi được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng Nghị định 05 (được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% mức lương tính từ 1/1/2022 đến hết 31/12/2023). Tuy nhiên, việc phải nộp lại 10% phụ cấp ưu đãi để hỗ trợ cho ban giám đốc và những đối tượng không được hưởng là bất hợp lý.

Trao đổi với phóng viên Báo Đắk Lắk về vấn đề này tại thời điểm tháng 8/2024, ông Bùi Nam Ơn, Giám đốc TTYT huyện Cư M’gar cho rằng: Nghị định 05 còn có bất cập khi rất nhiều trường hợp tham gia chống dịch rất tích cực nhưng không được hưởng chính sách (đơn vị đã có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền). Thực tế tại TTYT huyện Cư M’gar, khi thời điểm dịch COVID-19 phức tạp, các ca mổ, cấp cứu, điều trị khó thì ban giám đốc đều trực tiếp vào làm, hỗ trợ; đội ngũ lái xe thì đưa đón các trường hợp F0; hộ lý thì phục vụ vệ sinh tại khu cách ly rất tích cực… nhưng họ không được hưởng phụ cấp. Trong khi đó, một số người không trực tiếp làm công tác chống dịch như y học cổ truyền, sản khoa bình thường, nhi khoa bình thường… lại được hưởng chế độ hỗ trợ (do nằm trong mã ngạch được hưởng) nên chưa thật sự hài hòa, công bằng. Việc cán bộ, nhân viên y tế của đơn vị trích lại 10% tiền được hưởng phụ cấp để chi lại cho những đối tượng không được hưởng là trên tinh thần tự nguyện chứ không có chuyện ép buộc.

Cũng theo ông Ơn, các nội dung liên quan đến việc này đều được đơn vị bàn bạc nhiều lần, triển khai thực hiện công khai, minh bạch, đều thông qua tập thể, các hội nghị và được sự nhất trí cao.

Liên quan đến việc này, ngày 27/9/2024, Thanh tra Sở Y tế đã có Báo cáo số 91/BC-TXM về kết quả xác minh thông tin liên quan đến việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 tại TTYT huyện Cư M’gar. Theo đó, TTYT Cư M’gar được cấp hơn 16,6 tỷ đồng để chi trả cho 267 viên chức, người lao động tại đơn vị (trong đó, số kinh phí thực chi đến tháng 8/2024 là hơn 16,2 tỷ đồng; kinh phí còn lại hơn 463 triệu đồng). Đối với việc trích nộp lại 10% số tiền của cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, ngày 12/7/2023, TTYT huyện Cư M’gar đã tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức đột xuất năm 2023 và có thông qua việc trích lại 10% số tiền của cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề để hỗ trợ cho những người không được hưởng.

Ngày 29/12/2023, Công đoàn cơ sở TTYT huyện Cư M’gar đã ban hành Công văn số 11/CĐCS về việc hỗ trợ viên chức không được nhận chế độ ưu đãi nghề theo Nghị định số 05. Theo đó, viên chức, người lao động thuộc các khoa/phòng, các trạm y tế sau khi nhận phụ cấp ưu đãi nghề đã nộp lại cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở TTYT huyện Cư M’gar với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng (1 cá nhân không nộp và 1 cá nhân chỉ nộp ½ số tiền được hưởng); đơn vị đã chi hỗ trợ viên chức, người lao động không được hưởng là hơn 1,5 tỷ đồng (chi cho 76 đối tượng của năm 2022 hơn 719 triệu đồng; 66 đối tượng của năm 2023 hơn 273 triệu đồng; 1 viên chức không nhận tiền hỗ trợ hơn 78 triệu đồng).

Thanh tra Sở Y tế kết luận: Việc TTYT huyện Cư M’gar thống nhất chủ trương và triển khai vận động 10% số tiền của cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề để hỗ trợ cho những cán bộ, viên chức tham gia phòng chống dịch nhưng không được hưởng ưu đãi là chưa phù hợp. Thanh tra Sở Y tế đề nghị TTYT huyện Cư M’gar rà soát và thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp đối với viên chức và người lao động bảo đảm theo quy định; số kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề còn lại không sử dụng thì nộp lại ngân sách. TTYT huyện Cư M’gar cần xây dựng phương án để thu hồi số tiền đã hỗ trợ cho viên chức không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi để hoàn trả lại đúng đối tượng, đủ số tiền theo quy định; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại trong tham mưu việc nộp lại 10% số tiền của cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề để hỗ trợ cho những cán bộ, viên chức tham gia phòng chống dịch nhưng không được hưởng.