Cập nhật lần cuối vào 25/05/2021
Cập nhật lần cuối vào 25/05/2021
Dưới đây là bảng điểm chuẩn đầu vào ngành Tài chính – Ngân hàng năm 2023 của một số trường đại học uy tín tại Việt Nam:
Ngành Tài Chính Ngân Hàng là ngành học liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ bằng cách thông qua qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng để thực hiện tất cả dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ bao gồm: bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
1. Chuyên ngành: Quản lý tài chính công
Chuyên ngành sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về các chính sách công, đồng thời nắm bắt và sử dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công. Thêm vào đó, sinh viên còn được cung cấp những thông lệ quốc tế để áp dụng một cách hiệu quả khi thực hiện quản lý tài chính tại các tổ chức tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước.
Các môn học gắn với chuyên ngành Quản lý tài chính công gồm: Tài chính công, Kế toán công, Quản lý tài chính đơn vị công, Hoạch định chiến lược thuế…
2. Chuyên ngành: Tài chính quốc tế
Nhiệm vụ của chuyên ngành Tài chính quốc tế là đào tạo chuyên sâu về kiến thức và các nghiệp vụ về tài chính quốc tế như: thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải nắm vững các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia…
3. Chuyên ngành: Đầu tư tài chính
Sinh viên chuyên ngành Đầu tư tài chính được trang bị các kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, các hoạt động của cơ quan quản lý thị trường tài chính cũng như các kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Trong quá trình học tập, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính, quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường…
4.Chuyên ngành: Phân tích tài chính
Trong chuyên ngành Phân tích tài chính, sinh viên được đào tạo các kiến thức về phân tích tài chính tầm vi mô và vĩ mô, chi phí và dự báo tài chính, quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính…
5. Chuyên ngành: Định giá tài sản
Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá chứng khoán, cơ chế vận hành tài sản, quy trình hạch toán kế toán. Các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn cũng được giảng dạy chi tiết để sinh viên nắm chắc và áp dụng chính xác trong công việc sau này.
Sinh viên theo học chuyên ngành Hải quan sẽ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Những kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước, những quy định về pháp luật về hải quan cũng như các cam kết quốc tế hải quan cũng được giảng dạy chi tiết trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng vào công việc.
Sinh viên chuyên ngành Ngân hàng được trang bị kiến thức chuyên sâu về tiền tệ, tài chính, ngân hàng, quản trị vốn, quản trị tín dụng và tài sản… Ngoài ra, sinh viên còn được học về các công cụ quản lý rủi ro tài sản, các định chế tài chính phi ngân hàng, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thuế, kế toán, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…
8. Chuyên ngành: Tài chính bảo hiểm
Chuyên ngành Tài chính bảo hiểm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính, kinh tế, xã hội, ngân hàng và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm. Sau khi học xong chuyên ngành, sinh viên sẽ sở hữu kỹ năng đàm phán, định phí bảo hiểm, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm… với khách hàng.
9. Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức liên quan đến phân phối nguồn tài chính và tiền tệ nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu huy động vốn đến sử dụng nguồn vốn vào quy trình sản xuất, kinh doanh.
10. Chuyên ngành: Công nghệ tài chính (Fintech)
Đây là một chuyên ngành mới nổi trong những năm gần đây, đào tạo sinh viên về ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính, thanh toán điện tử, blockchain, v.v. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Fintech có thể làm việc tại các công ty Fintech, ngân hàng, tổ chức tài chính, v.v.
Ngoài ra, còn có một số chuyên ngành khác như:
Việc lựa chọn chuyên ngành phù hợp phụ thuộc vào sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Bạn nên cân nhắc các yếu tố như:
Ngành Tài chính ngân hàng là một ngành học có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm: chuyên viên tín dụng, chuyên viên đầu tư, chuyên viên tài chính doanh nghiệp, chuyên viên kế toán ngân hàng, chuyên viên quản trị rủi ro ngân hàng, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thuế, chuyên viên ngân hàng thương mại, chuyên viên kiểm toán, giảng viên, nghiên cứu viên.
Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 8.500.000 triệu- 11.000.000 triệu đồng/ tháng. Khi có kinh nghiệm và thăng tiến, mức lương có thể tăng lên đến 34 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh/ nhân viên tín dụng
Mức lương của chuyên viên tín dụng thường rơi vào dải trung bình khoảng 6.000.000 –16.000.000 triệu đồng mỗi tháng, không có giới hạn mức lương.
Mức lương trung bình khoảng 12.000.000 triệu đồng/ tháng, cao nhất lên đến 20.000.000 triệu đồng/ tháng.
Chuyên viên phân tích tài chính
Mức lương trung bình rơi vào khoảng 10.000.000 triệu đồng/ tháng. Đối với những nhà phân tích tài chính có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, mức lương có thể lên đến 33.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho kế toán viên ngân hàng thường dao động từ 9.000.000 triệu đến 17.000.000 triệu đồng/ tháng. Với kinh nghiệm và trình độ cao hơn, mức lương có thể tăng lên đến 40.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho chuyên viên thanh toán quốc tế thường dao động từ 15.000.000 triệu đến 30.000.000 triệu đồng/ tháng. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm làm việc và quy mô của ngân hàng.
Quản lý tài chính doanh nghiệp/ giám đốc tài chính
Mức lương của quản lý tài chính doanh nghiệp, giám đốc tài chính có thể rất cao và phụ thuộc vào quy mô và ngành nghề của công ty. Mức lương khởi điểm có thể từ 30.000.000 triệu đến 60.000.000 triệu đồng mỗi tháng và có thể tăng lên hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho các vị trí quản lý cấp cao.
Tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng sẽ làm gì? là một câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi tìm hiểu về ngành học này. Như đã trình bày, tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng. Sinh viên học ngành tài chính ngân hàng có thể hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, tài chính thuế…
Các công việc một cử nhân tài chính ngân hàng sau khi ra trường có thể đảm nhận có thể liệt kê như:
Ngành Tài chính ngân hàng là gì?
Ngành Tài chính ngân hàng là ngành học tập về các hoạt động liên quan đến tiền tệ, vốn, tài sản và các dịch vụ tài chính khác. Ngành này đào tạo các kiến thức về quản lý tài chính, huy động vốn, đầu tư, thanh toán, bảo hiểm,…
Ngành Tài chính ngân hàng học những gì?
Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng sẽ được học các môn học như:
Ngành Tài chính ngân hàng có học khó không?
Ngành Tài chính ngân hàng là ngành học có tính toán học cao, đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tư duy logic, nhạy bén với con số. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê và chịu khó học tập thì sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Ngành Tài chính ngân hàng có học phí cao không?
Học phí ngành Tài chính ngân hàng dao động từ 7.000.000 – 15.000.000 triệu đồng/năm tùy vào trường đại học và chương trình đào tạo.